Bánh tráng dừa ba quan

Bánh tráng dừa ba quan thương hiệu bánh tráng dừa chính gốc Tam Quan ,bánh thơm ngon,cung cấp theo đơn hàng

Hương vị quê hương

Được làm từ nguồn nguyên liệu chủ yếu là dừa, một loại cây nổi tiếng đất Tam quan được hoà trộn một cách tinh tế để tạo ra bánh tráng nước dừa Tam Quan thành đặc sản bao đời nay.

Dừa Tam Quan

Tam Quan đặc trưng với rừng dừa bạt ngàn, với các đặc sản như mè xững, bánh trán nước dừa, bún, ngoài ra còn có một đặc sản nữa cũng khá được ưa chuộng đó là nước mắm.Những ai đã từng ăn nước mắm của Bình Định nói riêng là của Thiện Chánh-Tam Quan Băc thì không thể nào chê được

Ca dao về dừa Tam Quan

Công đâu công uổng công thừa ,Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan,Công đâu công uổng công hoang,Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa

Bánh tráng dừa nướng

Bánh tráng dừa khi nướng lên bằng than và chuyển sang màu vàng là ngon nhất, khách du lịch thường sẽ chọn cho mình một vài chục bánh về làm quà cho gia đình bạn bè khi ghé Tam QUan

Cơ sở sản xuất bánh tráng dừa cao cấp

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Sản phẩm bánh tráng dừa Ba Quan

Giới thiệu một số sản phẩm bánh tráng dừa Ba Quan- Đặc sản Tam Quan Bình Định được sản xuất tại cơ sở bánh tráng Ba Quan - Cơ sở sản xuất bánh tráng dừa lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam


Bánh tráng dừa ba quan

50.000 / chục

Bánh tráng dừa ba quan

50.000 /chục

Bánh tráng dừa ba quan

Bánh tráng dừa ba quan


Bún mì ( Bún số 8 ) : 20.000 / kg

Bánh tráng khoai lang : 35000/chục


Bánh tráng mì nhúng 20.000/chục

Bánh tráng dừa ba quan

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Cơ sở bánh tráng dừa Ba Quan

Bình Định - miền đất của Quang Trung - Nguyễn Huệ là một nơi với phong cảnh hữu tình, non xanh nước biếc, con người nhân hậu và hiếu khách. Chắc hẳn ai đó đã về thăm Bình Định sẽ không thể bỏ qua những danh lam thắng cảnh như Hầm Hô, Bãi tắm Hoàng Hậu, suối nước nóng,... và cũng không thể bỏ qua những món đặc sản của Bình Định như bánh ít lá gai, nem chua, rượu Bàu Đá, canh Đồ Lạc, và đặc biệt là món bánh tráng dừa thơm ngon, vui miệng. 

Bánh tráng dừa Tam Quan

 

Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.
Công đâu công uổng công hoanng
Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa.

Xứ dừa thứ 2 của Việt Nam là nơi sản sinh ra những trái dừa ngon, ngọt lịm và tươi mát để làm bánh dừa. Tam Quan ngày xưa rộng lớn lắm, bây giờ đã chia thành 3 xã là TT Tam Quan, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc; chính vì vậy chúng tôi chọn tên cho sản phẩm của mình là bánh tráng dừa Ba Quan.

Từ những quả dừa khô ngon, ngọt, béo cơ sở Ba Quan đã máy nhuyễn cùng bột mì, hành, tỏi, tiêu, gừng, mè ( vừng ), muối ăn để tạo nên hỗn hợp dùng tráng bánh. Để đảm bảo ATTP , cơ sở dùng nguyên liệu sạch và vệ sinh, đã đăng kí thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ.


Nếu ai đó quan tâm đến Bình Định thì chắc hẳn sẽ nhớ đến Festival Tây Sơn- Bình Định 2008, chiếc bánh dừa tô nhất Việt Nam do cơ sở Ba Quan sản xuất đã có mặt ở nơi này thu hút khá nhiều người quan tâm.


Tại sao chúng ta cứ chọn cho mình những món ăn Tây hóa mà quen đi những món ăn dân dã nhưng mặn mà, đậm đà hồn quê như món bánh tráng dừa. Hãy thêm một miếng bánh tráng dừa Ba Quan trên bàn tiệc để tăng thêm hương vị quê hương bạn nhé.


Chủ cơ sở: 

Nguyễn Tiến Dũng - 01692414215-0979349641

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Bánh tráng dừa Tam Quan

Là một thị trấn nhỏ ven biển thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nhưng Tam Quan là nơi nổi tiếng có nhiều món ngon, trong đó đặc biệt là các sản phẩm từ dừa mà quà mang về là bánh tráng nước dừa.

Ngoài Bến Tre, Tam Quan nổi tiếng là nơi có nhiều dừa ở Việt Nam. Từng nghe câu ca dao rằng: "Công đâu công uổng công thừa/ Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan".
Dừa được người dân trồng ở khắp nơi, chủ yếu là giống dừa ta trái to và cơm dày, rất thích hợp để làm bánh tráng nước dừa.

Phơi bánh tráng dừa Tam quan

Cách làm bánh tráng nước dừa cũng khá đơn giản. Gạo sau khi được xay ra đem trộn với nước cốt trái dừa và cả xác dừa, thêm vào đấy một ít mè, ít tiêu hột, vài củ hành tím xắt lát thật mỏng, một chút xíu muối và sau đó đem đi tráng trên bếp trấu nóng. Khi bánh chín thì mang ra phơi nắng khoảng một ngày là thành thành phẩm. Nếu không có nắng thì phải phơi 2-3 ngày bánh mới khô. Khác với các loại bánh tráng ở các vùng miền khác, bánh tráng nước dừa Tam Quan được có kích thước to hơn hẳn và được tráng thành lớp dày.
banh_trang_dua_tam_quan.jpg
Bánh tráng nước dừa là đặc sản của xứ Tam Quan. Ảnh: Yesvietnam.
Vì bánh quá dày nên không thể nhúng nước ăn được mà phải nướng. Kích thước của bánh to nên khi nướng phải lật đều, nướng kỹ và phải nướng bằng lửa than thì bánh mới ngon, giòn đều. Chiếc bánh gặp lửa, phồng lên và vàng ươm mùi hành phi quyện với mùi béo của mè và nước dừa sẽ kích thích thính giác và vị giác của bạn đến tận cùng. Bánh có thể ăn không hoặc kèm với nước chấm như xì dầu, nước mắm gừng đều ngon.
Các lò bánh thường xếp bánh tráng sau khi đã phơi khô thành từng chồng 20 cái và dùng dây chuối hoặc dây nilong buộc lại thành hình chữ thập (dân địa phương gọi là ràng), rất thuận tiện để vận chuyển đi xa.
quê hương Bình Định
Bánh tráng dày dặn, hương vị thơm ngon. Ảnh: Ngoisao.
Khách phương xa đến thăm quê hương Bình Định, đi ngang qua vùng đất Tam Quan hãy nhớ dừng chân ghé lại mua vài ràng bánh tráng nước dừa về làm quà cho người thân. Hương vị của bánh tráng nước dừa thơm ngon sẽ làm bạn nhớ mãi..

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019




Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Bánh tráng có từ khi nào

Bánh tráng có từ thời nào?

Bánh tráng  tham gia vào nhiều món ăn như gỏi, cuốn..., nó có thể ăn kèm vào bún, phở, mì Quảng..., nó có thể ăn một cách độc lập thay cơm như bánh tráng cuốn chấm nước mắm...
Bánh tráng có từ khi nào
Ở Bình Định, cha mẹ dặn con đi đâu cũng phải giắt theo mấy đồng, lỡ "đập bánh tráng" thì sao?

Có nghĩa là giá chiếc bánh tráng quá rẻ, làm bể cái thứ hàng hạng chót đó cũng phải có tiền đền, kẻo ê mặt. Ở vùng quê Bình Định, mỗi nhà nông đều có dự trữ vài ràng bánh tráng ăn thay cơm. Sáng ra đi làm đồng sớm, có thể khỏi nấu cơm, cứ nhúng bậy vài chiếc bánh tráng ăn lót dạ là đủ sức đi cày.

Trưa trưa, đói bụng cũng có thể nhúng nước vài chiếc cũng xong.
Bánh tráng có từ khi nào
Cái kiểu ăn bánh tráng ở Bình Định, chắc không nơi nào có.

Đó là ăn bánh tráng "chay" không có kèm theo bất cứ loại nhân nào, chỉ việc nhúng nước, giã ớt tỏi, vắt chanh vào nước mắm rồi cuốn lại chấm ăn, rất đơn giản. Ngay cả học trò Bình Định đi học xa cũng nghiện bánh tráng. Học bài tới mười một, mười hai giờ đêm, bụng đói, có tiếng hô "Bánh tráng nè" thế là đứa thì làm nước chấm, đứa nướng bánh, đứa nhúng nước... xong xúm lại ăn ồn ào, vui vẻ.

Cũng không có nơi nào dùng bánh tráng ướt cuốn bánh tráng chín thành món cuốn như ở Bình Định.
Bánh tráng có từ khi nào
Vào mùa cá, bánh tráng góp phần đặc biệt. Cá nục, cá lồ ô... vào mùa biển yên, nhiều và rẻ hơn cả khoai lang, cá hấp, nướng đều được, xong dùng bánh tráng ướt cuốn rau muống sống, một miếng cá rồi chấm vào nước mắm ớt tỏi.

Vị dai của bánh tráng, giòn của rau muống, ngọt bùi của cá biển làm người ăn không muốn dừng.

Vì thế ở Hoài Nhơn, một huyện phía bắc tỉnh Bình Định có câu ca dao: Bánh tráng Bồng Sơn cuốn con cá bẹ/(Như) anh cưới em về có mẹ có cha.

Bồng Sơn là thị trấn của huyện Hoài Nhơn, nơi có nhiều dừa. Vì thế ở đây có món bánh tráng nước dừa kèm với mè, hành, nướng lên rất thơm và ăn rất hấp dẫn. Xe khách Nam Bắc qua Bồng Sơn đều mua một vài ràng về làm quà.
Bánh tráng có từ khi nào
Cách Quy Nhơn ba chục cây số, hai huyện Phù Mỹ, Phù Cát là vùng đất cát, trồng rất nhiều mì (sắn) nên họ làm bánh tráng bằng bánh mì bột nhứt. Đó là một cách tận dụng lương thực.

Bánh tráng có vai trò đặc biệt quan trọng trong cúng giỗ ở Bình Định. Mỗi khi cúng giỗ, sang hay hèn đều có vài cái bánh tráng nướng đặt trên bàn thờ.

Bắt đầu bữa ăn giỗ, âm thanh đầu tiên là những tiếng "cúc, cắc" bẻ bánh tráng sau khi có tiếng mời "cầm đũa" của gia chủ.

Có người cho bánh tráng là thứ lương khô của quân Tây Sơn. Với việc ăn uống dễ dàng không cần nấu nướng nên thuận lợi cho cuộc hành quân thần tốc nhưng Tây Sơn không phải là người làm ra chiếc bánh tráng.
Bánh tráng có từ khi nào
Nhà nghiên cứu Minh Chánh đặt giả thiết là bánh tráng có từ đời nhà Trần. Bắt đầu từ việc Trần Nhân Tôn gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Rí.

Sau đó nhà Trần phát triển vào thành Đồ Bàn (là kinh đô của nước Chăm thời đó) hiện nay nằm trong địa bàn tỉnh Bình Định.

Trước khi rút quân, vua Chăm đã ếm bùa trong tất cả nguồn thức ăn, nước uống, dân ngoài Bắc di cư vào Bình Định thời đó ăn, uống đều bị thổ tả.

Sau đó, người dân phải sử dụng bùa của Thái Thượng Lão Quân để trừ, trước khi ăn phải vẽ bùa vào giấy và đốt. Sau này, người ta thấy nhiêu khê quá nên sáng tạo ra chiếc bánh tráng.
Bánh tráng có từ khi nào
Quan sát người làm bánh tráng ở Bình Định, người ta thấy khi đổ bột lên mặt khuôn, bao giờ họ cũng vạch 5 vạch ngang và 4 vạch dọc.

Đó là kiểu bùa "Tứ tung, ngũ hoành" để trừ cách ếm bùa của người Chăm.

Vì bánh tráng là bùa, có tính cách linh thiêng nên không ở đâu như Bình Định, muốn bẻ bánh tráng trong lúc cúng giỗ, người ta phải đưa lên trên đầu mà bẻ, biểu hiện sự cung kính.
Bánh tráng có từ khi nào
Cách giải thích này nghe có lý nhưng chưa được ai kiểm chứng. Hay chỉ vì bánh tráng quá cần thiết và gắn liền với đời sống dân Bình Định nên người ta tìm mọi cách để chứng minh nó có nguồn gốc ở đất này.